Đoạn đường 64 km đến thành phố Varanasi, bang Uttar Pradesh, bụi mù khi qua những đoạn đang thi công còn dang dở. Những chiếc xe quá tải hư hoại nằm dọc bên lề, chổng đầu, lún bánh v.v. Đoàn Tăng lữ vẫn thư thái đi qua mọi con đường dưới cái lạnh buốt giá của mùa đông. Có đoạn thấy được ánh mặt trời, cả đoàn chúng tôi vui cười thốt lên: “Mặt trời, ánh mặt trời!”. Ánh mặt trời lúc này quý giá lắm, như người mù nhìn thấy được ánh sáng vậy.
Dừng chân tại một đền thờ Hindu có khoảng đất trống nhiều rơm, nghỉ đêm tại đây chờ mai trời sáng lại lên đường. Đoàn Tăng lữ bộ hành xuyên qua thành phố sương mù dày đặc che phủ cả lối đi. Những chiếc y màu vàng đất chẳng mấy chốc cũng dần khuất trong tầm nhìn của nhau, chỉ còn lại đó đây vài tia sáng của ánh đèn pin leo lét.
Từng giây phút trôi qua theo từng nhịp chân của đoàn Tăng lữ, ba mươi cây số cũng trôi đi trong âm thầm lặng lẽ. Thời khắc những tia nắng xuyên qua tàn cây ngọn lá, xua tan màn sương để lại bầu trời trong xanh cũng là lúc đoàn đặt bước chân đầu tiên xuống bờ sông Hằng.
Chắc hẳn chúng ta đã quá quen thuộc với cái tên gọi “Sông Hằng”, một con sông gắn liền với lịch sử của đất nước Ấn Độ đã trải qua bao thăng trầm biến đổi.
Ấn Độ là vùng đất đa sắc màu, vì vậy mỗi con sông trên đất nước này đều có một câu chuyện gắn liền với ý nghĩa tâm linh với một truyền thuyết riêng. Huyền thoại đằng sau con sông hùng mạnh nhất, Sông Hằng, là gì?
Từ vùng hạ lưu sông băng Himalaya, sông Hằng hiện lên với vẻ đẹp thanh tao nằm tọa lạc tại trung tâm Himalaya, bang Uttarakhand. Sông Hằng còn được biết đến với tên gọi ít phổ biến hơn, đó là sông Bhagirathi, vốn là thượng nguồn của sông Hằng. Hay nói cách khác, đầu nguồn sông Bhagirathi là cuối nguồn sông băng Gangotri (Gaumukh: Miệng Bò). Theo tín ngưỡng của đạo Hindu, các dòng sông đều bắt nguồn từ sông băng Gaumukh, nên các con sông đều linh thiêng ngay khi thành dòng. Bởi thế nên một ngôi đền nhỏ đã được xây cất, nằm lặng lẽ ngay tại đầu nguồn sông Bhagirathi. Chính vì lẽ đó mà sông băng Gaumukh có thể được nhắc đến như là nơi khởi nguồn chính của dòng sông Hằng.
Theo thần thoại Hindu, để chế ngự dòng nước xối xả của Bhagirathi, sông Hằng được chứa trong ổ khóa của thần Shiva, trước khi hạ xuống trái đất, theo yêu cầu của các vị thần rằng dòng sông thiêng liêng cần phải đi xuống từ thiên đường để bổ sung cho con người. Lưu vực sông Hằng là lưu vực rộng rãi nhất trong cả nước. Một số nhánh sông nhỏ hơn gặp nhau trong dòng sông hùng vĩ, do đó tạo ra một mạng lưới sông suối làm cho đất đai của Ấn Độ trở nên màu mỡ để trồng trọt.
Những người theo đạo Hindu tắm trong nước sông Hằng dọc theo dòng chảy của nó. Họ dâng những cánh hoa, những ngọn đèn dầu bằng đất như một dấu hiệu của sự tôn trọng và lòng sùng kính. Nước sông được coi là linh thiêng và được sử dụng cho tất cả các mục đích nghi lễ, người đạo Hindu khi trở về nhà đều mang nó theo.
Thậm chí, một lượng nhỏ nước từ sông được cho là có thể lọc sạch mọi thứ mà nó rơi vào, từ cơ thể và tinh thần của con người, chẳng những vậy đến việc truyền đi những rung động của hòa bình trong một ngôi nhà nơi nó được tưới lên. Nước ở ngã ba sông được coi là linh thiêng nhất ở Ấn Độ. Mỗi hai năm sẽ có hàng triệu người bao gồm cả: Đạo sĩ, Bà-lla-môn, nhà khổ hạnh v.v. tập trung tại đây tế lễ, cầu nguyện và tắm rửa trong một tháng.
(Xem tiếp phần hai)
#chuahuongdao #chuahuongdaotemple #sbsstupas
#buddha #buddhism #Dhutanga #dhammajourney
Nguồn: Dhammacetiya